Vitamin B2 và tầm quan trọng với cơ thể 4b21083d_21b3cfe7_10863_1224692471329_1649544936_539437_3021090_n_500x375
Vitamin B2 và tầm quan trọng với cơ thể 4b21083d_21b3cfe7_10863_1224692471329_1649544936_539437_3021090_n_500x375
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomePortalSearchLatest imagesRegisterLog in
SINH NHẬT ĐÀO 26-8
Similar topics
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Khóa luận Dược sĩ đại học (khóa 2007-2012) Mon Jun 24, 2013 10:46 pm
[�] [Nội nhi] Bệnh thiếu vitamin A ở trẻ em Mon Jun 24, 2013 10:35 pm
[�] [Nội nhi] Dinh dưỡng trẻ em Sun Jun 23, 2013 11:45 pm
[�] Chống hắt hơi bằng gừng tươi Fri Sep 23, 2011 11:03 am
[�] Bổ sung selen Fri Sep 23, 2011 9:21 am
[�] Rút số đăng ký, đình chỉ lưu hành nhiều loại thuốc Fri Sep 23, 2011 9:19 am
[�] Tác dụng phụ thường gặp sau hóa trị Mon Sep 19, 2011 8:53 pm
[�] Lá giang - Vị thuốc lợi tiểu, tiêu thũng Mon Sep 19, 2011 8:43 pm
[�] Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biết Mon Sep 12, 2011 10:55 pm
[�] Phòng khám Trung Quốc: Giá thuốc trên trời Mon Sep 12, 2011 10:53 pm

Vitamin B2 và tầm quan trọng với cơ thểView previous topic View next topic Go down
Author

xuantan
xuantan
GIÁO SƯ
GIÁO SƯ
Age : 37
Tổng số bài gửi : 269
KHO THUỐC : 703132
Birthday : 1987-03-12
Join date : 2010-01-23


PostSubject: Vitamin B2 và tầm quan trọng với cơ thể Vitamin B2 và tầm quan trọng với cơ thể I_icon_minitimeWed Apr 21, 2010 8:54 pm

Vitamin B2 (còn có tên là riboflavin) là một vitamin nhóm B. Về cơ chế tác dụng, riboflavin được biến đổi thành thành 2 co-enzym là FMN (flavin mononucleotid) và FAD (flavin adenin dinuclrotid). Đây là các dạng co-enzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô. Riboflavin cũng cần cho sự hoạt hóa pyridoxin (vitamin B6), sự chuyển tryptophan thành niacin và liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu.

Vitamin B2 và tầm quan trọng với cơ thể 579t

Riboflavin ở dạng flavin nucleotid cần cho hệ thống vận chuyển điện tử và khi thiếu riboflavin sẽ gây sần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng. Có thể có những triệu chứng về mắt như ngứa và rát bỏng, sợ ánh sáng và rối loạn phân bố mạch ở giác mạc.

Một số triệu chứng này thực ra là biểu hiện của thiếu các vitamin khác như vitamin B6 (khi thiếu hụt có thể dẫn đến thiếu máu nguyên bào sắt, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn, khô nứt môi...), hoặc acid nicotinic do các vitamin này không thực hiện được đúng chức năng của chúng khi thiếu vitamin B2.

Nhu cầu về vitamin B2 liên quan đến năng lượng được đưa vào cơ thể, nhưng nó liên quan chặt chẽ hơn tới yêu cầu chuyển hóa khi nghỉ ngơi. Bình thường khoảng 0,6mg/1.000kcal. Như vậy thì cần 1,6mg vitamin B2 trong một ngày đối với nam và 1,2mg trong một ngày đối với nữ. Với người cao tuổi thì không ít hơn 1,2mg trong một ngày, thậm chí khi cả lượng calo đưa vào ít hơn 2.000kcal. Cụ thể, lượng vitamin B2 cần trong một ngày có thể như sau: sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4mg; 6 tháng - 1 năm: 0,5mg; từ 1-3 tuổi: 0,8mg; từ 4-6 tuổi: 1,1mg; 7-10 tuổi: 1,2mg; 11-14 tuổi: 1,5mg; 15-18 tuổi: 1,8mg; 19-50 tuổi: 1,7mg và từ 51 tuổi trở lên nhu cầu cần trong một ngày là 1,2mg.Ở những người khỏe mạnh bình thường, ăn uống hợp lý thì không thiếu chất này.

Thiếu vitamin B2 có thể xảy ra khi chế độ dinh dưỡng không đủ hoặc bị kém hấp thu do nhiều nguyên nhân. Thường gặp nhất ở người nghiện rượu (rượu có thể cản trở hấp thu vitamin B2 ở ruột), người bệnh gan, ung thư, stress, nhiễm khuẩn, ốm lâu ngày, sốt, tiêu chảy, bỏng, chấn thương nặng, cắt bỏ dạ dày, trẻ em có lượng bilirubin huyết cao và người sử dụng một số thuốc gây thiếu hụt vitamin B2 (clopromazin, imipramin, amitriptylin). Probenecid khi sử dụng cùng vitamin B2 gây giảm hấp thu vitamin B2 ở dạ dày, ruột.

Sự thiếu vitamin B2 cũng thường xảy ra khi thiếu những vitamin nhóm B khác.Sau khi uống hoặc tiêm bắp vitamin B2, khoảng 60% FAD và FMN gắn vào protein huyết tương. Vitamin B2 là một vitamin tan trong nước, đào thải qua thận. Lượng đưa vào vượt quá sự cần thiết của cơ thể sẽ thải dưới dạng không đổi trong nước tiểu. Thuốc còn thải theo phân. Ở người thẩm phân màng bụng và lọc máu nhân tạo thuốc cũng được đào thải, nhưng chậm hơn ở người có chức năng thận bình thường. Thuốc có đi qua nhau thai và đào thải theo sữa mẹ.

Tuy nhiên, ở liều bổ sung theo nhu cầu hàng ngày không gây tác dụng có hại trên thai nhi cũng như cho trẻ bú mẹ.Trong lâm sàng chưa thấy có tác dụng không mong muốn khi sử dụng vitamin B2. Nhưng khi dùng liều cao thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.

Theo SK&ĐS
Vitamin B2 và tầm quan trọng với cơ thểView previous topic View next topic Back to top
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
 :: 

Communication Box

 :: 

Dược học

 :: 

Thuốc và bệnh

-
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com