Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biết 4b21083d_21b3cfe7_10863_1224692471329_1649544936_539437_3021090_n_500x375
Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biết 4b21083d_21b3cfe7_10863_1224692471329_1649544936_539437_3021090_n_500x375
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomePortalSearchLatest imagesRegisterLog in
SINH NHẬT ĐÀO 26-8
Similar topics
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Khóa luận Dược sĩ đại học (khóa 2007-2012) Mon Jun 24, 2013 10:46 pm
[�] [Nội nhi] Bệnh thiếu vitamin A ở trẻ em Mon Jun 24, 2013 10:35 pm
[�] [Nội nhi] Dinh dưỡng trẻ em Sun Jun 23, 2013 11:45 pm
[�] Chống hắt hơi bằng gừng tươi Fri Sep 23, 2011 11:03 am
[�] Bổ sung selen Fri Sep 23, 2011 9:21 am
[�] Rút số đăng ký, đình chỉ lưu hành nhiều loại thuốc Fri Sep 23, 2011 9:19 am
[�] Tác dụng phụ thường gặp sau hóa trị Mon Sep 19, 2011 8:53 pm
[�] Lá giang - Vị thuốc lợi tiểu, tiêu thũng Mon Sep 19, 2011 8:43 pm
[�] Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biết Mon Sep 12, 2011 10:55 pm
[�] Phòng khám Trung Quốc: Giá thuốc trên trời Mon Sep 12, 2011 10:53 pm

Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biếtView previous topic View next topic Go down
Author

G7
G7
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Age : 36
Tổng số bài gửi : 415
KHO THUỐC : 808010
Birthday : 1987-09-28
Join date : 2009-07-18
Đến từ : Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM


PostSubject: Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biết Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biết I_icon_minitimeMon Sep 12, 2011 10:55 pm
Đái tháo đường trẻ em (ĐTĐTE) là một bệnh nội tiết không phổ biến như người trưởng thành. Khoảng 90% ĐTĐTE là týp 1, số còn lại là ĐTĐ týp 2, thường gặp ở trẻ bị thừa cân và béo phì hoặc trong hội chứng gây béo khác như HC Prader-Willi, Laurence –Moonbiedl...

Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biết 4338a

Nguyên nhân ĐTĐ ở trẻ em thường do yếu tố di truyền và quá trình viêm tự miễn phá huỷ cấu trúc tế bào bêta tuỵ làm giảm sản xuất insulin, gây tăng đường huyết (ĐH) mạn tính. Vì vậy, liệu pháp điều trị thay thế insulin là bắt buộc và ngay sau khi xác định chẩn đoán ĐTĐ càng sớm càng tốt. ĐTĐTE không được uống các loại thuốc Đông y hoặc các bài thuốc cổ truyền của người lớn, nếu không điều trị bằng insulin, trẻ sẽ bị biến chứng mù loà, suy thận hoặc nhiễm toan ceton dẫn đến tử vong.

Làm thế nào để biết trẻ mắc ĐTĐ?

Để khẳng định trẻ có mắc ĐTĐ hay không, cần phải có các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác để tránh việc điều trị sai. Việc chẩn đoán gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn sớm chưa có biểu hiện lâm sàng: Chính vì chưa có biểu hiện lâm sàng nên bệnh chỉ được phát hiện khi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán và dự phòng bệnh trong thời gian tới.

Giai đoạn bị bệnh đái tháo đường: Đây là giai đoạn đã có những triệu chứng với hai đặc điểm lâm sàng là:

Khởi phát đột ngột và cấp tính: đái nhiều, uống nhiều, mất nước, rối loạn nhịp thở Kussmaul, nhiễm toan ceton và hôn mê.

Khởi phát từ từ: đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy sút cân trong vài tuần hoặc vài tháng. Kèm theo các triệu chứng khác như: đái dầm dai dẳng, đau bụng, nôn, nhiễm trùng sinh dục và da tái diễn, mệt mỏi, giảm tập trung khi học.

Cần đưa trẻ đi làm xét nghiệm glucose máu & niệu để phát hiện bệnh ĐTĐTE khi có đái nhiều, uống nhiều và gầy sút cân.

Giai đoạn thuyên giảm một phần “tuần trăng mật”: Bệnh nhân không cần dùng insulin ngoại sinh vì glucose máu, HbA1C bình thường, nhu cầu insulin thấp < 0.5 u/kg/ngày. Khoảng 30-60% trẻ em có giai đoạn thuyên giảm bệnh sau 1-6 tháng bắt đầu điều trị insulin. Do đó, với bệnh nhân mới chẩn đoán ĐTĐ, phải giám sát chặt chẽ glucose máu trong 6 tháng đầu điều trị insulin.

Giai đoạn ĐTĐ vĩnh viễn, toàn bộ tế bào bêta bị phá huỷ, thiếu insulin toàn bộ: Đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, giảm cân, mệt mỏi, thị lực giảm, mất nước và có thể đái đường nhiễm toan ceton. Đặc điểm: ít gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi và thường bị ĐTĐ khi dậy thì 10-14 tuổi.

Điều trị như thế nào?


Mục đích cần đạt được khi điều trị insulin ở trẻ em là đảm bảo ĐH ổn định trong giới hạn cho phép từ 4-7 mmol/l vào ban ngày và 4-9 mmol/l vào ban đêm. HbA1C < 7 %; trẻ tăng cân đi học được; phát triển thể lực và sinh dục bình thường; hạn chế những biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị. Do đó, cần phải có kế hoạch khám và điều trị rất chặt chẽ cho trẻ.

Chế độ ăn cho trẻ mắc ĐTĐ


Chế độ ăn của trẻ bị ĐTĐ không kiểm soát chặt chẽ như người lớn, vì cơ thể trẻ đang phát triển cần ăn đủ chất, đảm bảo phát triển, tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì và vị thành niên, nhưng phải kiểm soát glucose máu ổn định.

Theo SK&ĐS
http://seven2005.co.cc
Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biếtView previous topic View next topic Back to top
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
 :: 

Communication Box

 :: 

Y học

 :: 

Sức khỏe và đời sống

-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com