Thuốc nội đuối trên sân nhà 4b21083d_21b3cfe7_10863_1224692471329_1649544936_539437_3021090_n_500x375
Thuốc nội đuối trên sân nhà 4b21083d_21b3cfe7_10863_1224692471329_1649544936_539437_3021090_n_500x375
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomePortalSearchLatest imagesRegisterLog in
SINH NHẬT ĐÀO 26-8
Similar topics
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Khóa luận Dược sĩ đại học (khóa 2007-2012) Mon Jun 24, 2013 10:46 pm
[�] [Nội nhi] Bệnh thiếu vitamin A ở trẻ em Mon Jun 24, 2013 10:35 pm
[�] [Nội nhi] Dinh dưỡng trẻ em Sun Jun 23, 2013 11:45 pm
[�] Chống hắt hơi bằng gừng tươi Fri Sep 23, 2011 11:03 am
[�] Bổ sung selen Fri Sep 23, 2011 9:21 am
[�] Rút số đăng ký, đình chỉ lưu hành nhiều loại thuốc Fri Sep 23, 2011 9:19 am
[�] Tác dụng phụ thường gặp sau hóa trị Mon Sep 19, 2011 8:53 pm
[�] Lá giang - Vị thuốc lợi tiểu, tiêu thũng Mon Sep 19, 2011 8:43 pm
[�] Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biết Mon Sep 12, 2011 10:55 pm
[�] Phòng khám Trung Quốc: Giá thuốc trên trời Mon Sep 12, 2011 10:53 pm

Thuốc nội đuối trên sân nhàView previous topic View next topic Go down
Author

xuantan
xuantan
GIÁO SƯ
GIÁO SƯ
Age : 37
Tổng số bài gửi : 269
KHO THUỐC : 702732
Birthday : 1987-03-12
Join date : 2010-01-23


PostSubject: Thuốc nội đuối trên sân nhà Thuốc nội đuối trên sân nhà I_icon_minitimeSun Aug 08, 2010 9:49 am
Với chi phí y tế lên tới 6,2% GDP, Việt Nam được liệt vào danh sách những nước đang phát triển có đầu tư cho y tế ngang ngửa các nước phát triển. Vậy nhưng, hơn 40% chi phí khám chữa bệnh lại dành cho giá thuốc. Đó là một nghịch lý mà nguyên nhân là do việc quản lý giá thuốc quá kém cỏi. Thực tế này thêm một lần nữa được mổ xẻ tại hội nghị đại biểu dân cử phía Nam về chính sách pháp luật y tế do Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức ngày 6-8 tại TPHCM.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Thuốc độc quyền “đè” người bệnh

Theo ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, giá thuốc tăng cao chỉ tập trung vào các nhóm thuốc độc quyền mà không uống thì… chịu chết. Ông Tiên đơn cử những loại thuốc trị ung thư, viêm gan, tim mạch có giá mỗi liều vài triệu đồng hầu như của nước ngoài. Hỏi các hãng dược trong nước vì sao không sản xuất thì đều nhận được câu trả lời là thuốc đang còn bảo hộ độc quyền, không sản xuất được mặc dù rất muốn.

Ông Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, chuyên gia cao cấp dược học, thẳng thắn nhìn nhận giá thuốc tăng là do các hãng dược nước ngoài thao túng bởi họ biết câu kết độc quyền hoặc tự đoạt vị trí độc quyền. Ông Truyền dẫn chứng, từ năm 2000-2008, Việt Nam chỉ đăng ký được 13 loại thuốc độc quyền, trong khi nước ngoài là 1.198 loại. “Việc này khiến một vài công ty thống trị thị trường hoặc cấu kết với nhau để hạn chế cạnh tranh nhằm tiến đến vị thế độc quyền”, ông Truyền nói. Ông Truyền khẳng định, những nhóm thuốc rơi vào độc quyền thường có giá trên trời.

Chính giá thuốc không ngừng tăng, cộng với sự yếu kém quản lý của Cục Quản lý dược, khiến chi phí của người bệnh cũng tăng theo. Nhiều người dân khánh kiệt chỉ vì mua thuốc quá đắt. Đó là nhận định của bà Nguyễn Thị Kim Phương, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam. Bà Phương cho biết, tổng chi phí cho y tế của Việt Nam đã vượt ngưỡng 6,2% GDP nhưng đến 40% trong số đó là chi cho giá thuốc. “Không chỉ BHYT thường xuyên “lủng” quỹ vì phải trả tiền cho giá thuốc mà với nhiều người bệnh chưa có BHYT, lại càng là gánh nặng”, bà Phương nói.
Trước bất cập trên, ông Truyền đề nghị không kiểm soát giá thuốc tràn lan (với gần 22.000 loại thuốc, trong đó 50% thuốc ngoại) mà chỉ kiểm soát một số loại thuốc độc quyền, thuốc sử dụng thiết yếu số lượng lớn… Ngoài ra, phải ban hành mức giá trần của một số loại thuốc nhất định tại một thời điểm hoặc một thời hạn; ban hành thặng số cho quá trình sản xuất, lưu thông (bán buôn, bán lẻ, nhập khẩu) đối với các nhóm thuốc. “Nên chia thị trường thuốc ra 2 loại: độc quyền và không độc quyền. Trong đó nên chú trọng quản lý khoảng 1.000 loại thuốc độc quyền, bởi độc quyền sinh ra khuyết tật”, ông Truyền đề nghị.
Khuyến khích sử dụng thuốc nội

Theo Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, trong khi các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược trong nước chịu sự kiểm soát khá chặt của cơ quan quản lý nhà nước thì các cơ sở nước ngoài lại được “thả nổi”, nên đã làm giảm thị phần của các cơ sở trong nước. Năm 2009, tỷ lệ thị phần giữa thuốc nội và thuốc ngoại là 50/50, đến tháng 6 năm 2010 là 46/54.

Theo quy định, hãng dược trong nước được chi phí hoa hồng hợp lý là 10% nhưng hãng dược nước ngoài được tới 50%. Thực tế ở nước ta, người mua không được hưởng hoa hồng mà khoản tiền này chi cho các khâu trung gian như đại lý, trình dược viên, bác sĩ kê toa. Không ít doanh nghiệp dược trong nước than thở, nhiều mặt hàng thuốc trong nước sản xuất được, thậm chí rất tốt nhưng vẫn không cạnh tranh nổi với thuốc ngoại cùng hoạt chất. Nguyên nhân không chỉ vì các hãng dược nước ngoài được phép quảng cáo thoải mái mà vì họ được “ưu ái” cấp số đăng ký.

Lý giải về việc này, Cục Quản lý dược cho rằng, do nhu cầu trong nước vẫn còn và không thể can thiệp vì liên quan đến quyền tự do thương mại! Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, trong năm 2009, các hãng dược nước ngoài đã được cấp tới 59 số đăng ký cho hoạt chất Cefixim (một loại kháng sinh), trong khi các hãng dược trong nước đã được cấp 98 số đăng ký trước đó. Việc cấp số đăng ký tràn lan như vậy mà không có một hàng rào kỹ thuật nào khiến các loại thuốc của Việt Nam cạnh tranh không nổi, người bệnh lại bị kê đơn hoặc “sính ngoại” nên chịu mua thuốc giá cao.
Với 189 nhà máy dược trong nước, đại diện Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất những loại thuốc tốt tương đương thuốc ngoại nhập mà có giá thành rẻ hơn. Vì vậy, phải có chính sách tuyên truyền vận động bác sĩ và người bệnh ưu tiên dùng thuốc sản xuất trong nước; khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp dược trong nước; hạn chế nhập khẩu thuốc ngoại nếu không chứng minh được ưu thế về chất lượng và giá cả so với thuốc sản xuất trong nước.

Theo SGGP
Thuốc nội đuối trên sân nhàView previous topic View next topic Back to top
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
 :: 

Communication Box

 :: 

Dược học

 :: 

Thông tin thuốc

-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com