Virus gây bệnh giống sốt xuất huyết 4b21083d_21b3cfe7_10863_1224692471329_1649544936_539437_3021090_n_500x375
Virus gây bệnh giống sốt xuất huyết 4b21083d_21b3cfe7_10863_1224692471329_1649544936_539437_3021090_n_500x375
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomePortalSearchLatest imagesRegisterLog in
SINH NHẬT ĐÀO 26-8
Similar topics
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Khóa luận Dược sĩ đại học (khóa 2007-2012) Mon Jun 24, 2013 10:46 pm
[�] [Nội nhi] Bệnh thiếu vitamin A ở trẻ em Mon Jun 24, 2013 10:35 pm
[�] [Nội nhi] Dinh dưỡng trẻ em Sun Jun 23, 2013 11:45 pm
[�] Chống hắt hơi bằng gừng tươi Fri Sep 23, 2011 11:03 am
[�] Bổ sung selen Fri Sep 23, 2011 9:21 am
[�] Rút số đăng ký, đình chỉ lưu hành nhiều loại thuốc Fri Sep 23, 2011 9:19 am
[�] Tác dụng phụ thường gặp sau hóa trị Mon Sep 19, 2011 8:53 pm
[�] Lá giang - Vị thuốc lợi tiểu, tiêu thũng Mon Sep 19, 2011 8:43 pm
[�] Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biết Mon Sep 12, 2011 10:55 pm
[�] Phòng khám Trung Quốc: Giá thuốc trên trời Mon Sep 12, 2011 10:53 pm

Virus gây bệnh giống sốt xuất huyếtView previous topic View next topic Go down
Author

xuantan
xuantan
GIÁO SƯ
GIÁO SƯ
Age : 37
Tổng số bài gửi : 269
KHO THUỐC : 703832
Birthday : 1987-03-12
Join date : 2010-01-23


PostSubject: Virus gây bệnh giống sốt xuất huyết Virus gây bệnh giống sốt xuất huyết I_icon_minitimeTue Oct 05, 2010 3:54 pm
Xét nghiệm trên nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH) Việt Nam giúp phân lập 15 ca sốt vì virus Chikungunya, do muỗi vằn Aedes albopictus truyền và có biểu hiện giống SXH.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Theo tiến sĩ Vũ Sinh Nam, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, hầu hết bệnh nhân bị sốt do virus Chikungunya đều có biểu hiện đặc trưng của SXH như sốt đột ngột 38 đến 39 độ C, đau đầu, mệt mỏi, niêm mạc mắt đỏ, kết mạc sung huyết, nốt xuất huyết tự nhiên dưới da, nhiều ở cẳng tay và đùi, có thể rét run từng cơn, nhiều bệnh nhân còn đau cơ, khớp.

Mắc lần hai thường nặng hơn lần một

Năm 2010, dịch SXH bùng phát mạnh tại những nơi lâu nay ít xuất hiện bệnh, gia tăng bệnh nhân có diễn biến nặng, tiểu cầu xuống dưới 20.000, gây nguy hiểm và khó khăn cho điều trị. Lý giải hiện tượng có sự dịch chuyển, gia tăng giữa các vùng miền, tiến sĩ Nam cho rằng có thể do tỷ lệ quần thể muỗi nhiễm virus SXH ở khu vực đó mới lây lan; trong nhiều năm không có bệnh nên tỷ lệ người có kháng thể với SXH trong cộng đồng thấp.

Hiện lưu hành cả 4 type virus gây SXH là D1, D2, D3 và D4. Trong năm 2010, hơn 50% các ca mắc được xác định do D1, nhưng một người có thể mắc SXH đến bốn lần do bốn type virus khác nhau. Đặc biệt, ở lần mắc thứ hai, bệnh cảnh thường rất nặng và dễ gây tử vong hơn. Bởi lần mắc đầu, bệnh nhân thường mắc type D1 là type cổ điển, biểu hiện lâm sàng nhẹ như mệt mỏi đau cơ, nhức đầu mệt mỏi, xuất huyết ít, nhanh khỏi. Sau lần mắc này, trong người bệnh nhân sẽ có kháng thể với huyết thanh D1, nhưng vẫn có thể mắc SXH do type huyết thanh khác. Lúc này, trong cơ thể tồn tại song song hai loại kháng thể, có thể xảy ra sự xung đột nên gây phản ứng tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, bệnh nhân choáng, xuất huyết, trụy tim mạch... Vì vậy, bệnh nhân có bệnh nặng hơn, gây khó khăn trong điều trị.

Chikungunya hoạt động vào chiều tối và sáng sớm

Điều đặc biệt của dịch SXH năm nay, qua sàng lọc chỉ có 30% bệnh nhân dương tính với SXH. Nguyên nhân cũng có thể do thời điểm lấy mẫu huyết thanh, nhưng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng xác định được 15 bệnh nhân có biểu hiện SXH, mẫu xét nghiệm âm tính SXH song lại dương tính với bệnh Chikungunya đã và đang bùng phát ở châu Âu, châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á và các đảo Ấn Độ Dương, khiến nhiều người tử vong. Tiến sĩ Nam cho biết, về mặt lý thuyết, virus Chikungunya không quá nguy hiểm so với SXH, nhưng có triệu chứng lâm sàng như SXH nên rất dễ chẩn đoán nhầm.

Điều đáng lo là sốt Chikungunya đã vắng mặt khá lâu tại Việt Nam nên nên số người miễn nhiễm với loại virus này rất thấp. Bệnh lây truyền bởi trung gian là muỗi nhà Aedes aegypti - loài muỗi phát triển quanh năm, nhiều nhất vào mùa mưa. Tình trạng mưa lụt ở miền Trung cũng là cơ hội để bệnh SXH và Chikungunya tiếp tục bùng phát và diễn biến phức tạp. Vì vậy, người dân cần chú ý phòng bệnh, ngủ màn kể cả ban ngày vì muỗi gây bệnh SXH và Chikungunya thường hoạt động vào khoảng 17h - 18h và lúc sáng sớm.

Theo BDV
Virus gây bệnh giống sốt xuất huyếtView previous topic View next topic Back to top
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
 :: 

Communication Box

 :: 

Y học

-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com