Điều trị vi khuẩn HP - Các quan điểm mới nhất 4b21083d_21b3cfe7_10863_1224692471329_1649544936_539437_3021090_n_500x375
Điều trị vi khuẩn HP - Các quan điểm mới nhất 4b21083d_21b3cfe7_10863_1224692471329_1649544936_539437_3021090_n_500x375
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomePortalSearchLatest imagesRegisterLog in
SINH NHẬT ĐÀO 26-8
Similar topics
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Khóa luận Dược sĩ đại học (khóa 2007-2012) Mon Jun 24, 2013 10:46 pm
[�] [Nội nhi] Bệnh thiếu vitamin A ở trẻ em Mon Jun 24, 2013 10:35 pm
[�] [Nội nhi] Dinh dưỡng trẻ em Sun Jun 23, 2013 11:45 pm
[�] Chống hắt hơi bằng gừng tươi Fri Sep 23, 2011 11:03 am
[�] Bổ sung selen Fri Sep 23, 2011 9:21 am
[�] Rút số đăng ký, đình chỉ lưu hành nhiều loại thuốc Fri Sep 23, 2011 9:19 am
[�] Tác dụng phụ thường gặp sau hóa trị Mon Sep 19, 2011 8:53 pm
[�] Lá giang - Vị thuốc lợi tiểu, tiêu thũng Mon Sep 19, 2011 8:43 pm
[�] Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biết Mon Sep 12, 2011 10:55 pm
[�] Phòng khám Trung Quốc: Giá thuốc trên trời Mon Sep 12, 2011 10:53 pm

Điều trị vi khuẩn HP - Các quan điểm mới nhấtView previous topic View next topic Go down
Author

G7
G7
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Age : 36
Tổng số bài gửi : 415
KHO THUỐC : 810310
Birthday : 1987-09-28
Join date : 2009-07-18
Đến từ : Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM


PostSubject: Điều trị vi khuẩn HP - Các quan điểm mới nhất Điều trị vi khuẩn HP - Các quan điểm mới nhất I_icon_minitimeMon Dec 27, 2010 10:06 pm
Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có tới 90% các trường hợp loét dạ dày và 95% các trường hợp loét tá tràng có sự hiện diện của HP nơi ổ loét. Bên cạnh đó, từ năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dựa trên kết quả nghiên cứu dịch tễ học đã xếp Hp vào nhóm số một các yếu tố gây ung thư dạ dày. Chính vì vậy, điều trị triệt để HP vẫn là vấn đề có tính thời sự.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Phác đồ tiêu chuẩn điều trị bộ 3


Nhóm thuốc ức chế bơm proton: Các thuốc ức chế bơm proton (PPI = Proton Pump Inhibitor) lần lượt ra đời đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị bệnh loét nói chung và điều trị diệt HP nói riêng. Hiện đã có 5 thế hệ thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton được sử dụng rộng rãi hiện nay. Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như dùng kéo dài dẫn đến làm tăng gastrin máu, mức gastrin sẽ trở về bình thường vài tuần sau khi ngưng thuốc. Các tác dụng phụ thường thấy là ỉa chảy, táo bón, đau đầu.

Kháng sinh diệt HP: Có nhiều kháng sinh đã được nghiên cứu và sử dụng trong điều trị diệt HP, tuy nhiên hiện nay, có một số thuốc được khuyến cáo cân nhắc sử dụng cho một liệu trình đầu tay.

Amoxicilline: thuộc nhóm beta – lactamin, thuốc nhạy với HP in vitro. Trong nhiều nghiên cứu, amoxicilline được sử dụng trong các phác đồ diệt HP và cho hiệu quả cao vì hầu như không có hiện tượng kháng thuốc. Tác dụng phụ ít, có thể gặp đi ngoài, viêm đại tràng giả mạc, buồn nôn, nôn...

Nhóm imidazole với các dẫn chất như: metronidazol, tinidazol và ornidazole: là các kháng sinh thuộc nhóm 5 nitroimidazol, có khả năng tập trung nhiều ở niêm mạc dạ dày, có nồng độ cao trong chất nhày và không bị ảnh hưởng bởi biến động của pH. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là khả năng dung nạp của người bệnh và tỷ lệ kháng thuốc. Tác dụng phụ của metronidazol khi dùng ngắn ngày có thể bị buồn nôn, đi ngoài, dị ứng; dùng dài ngày có thể bị giảm cảm giác.

Clarithromycin: kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có phổ hoạt động rộng với vi khuẩn Gr ( ) và Gr (-). Thuốc không bị ảnh hưởng của pH dịch vị, dễ hấp thu hơn và tác dụng tích cực hơn đối với HP so với erythromycin, có khả năng lan toả vào lớp nhày và thấm tốt vào niêm mạc dạ dày.

Levoflocacin: mới được đưa vào sử dụng trong điều trị diệt HP. Đây là một kháng sinh tổng hợp dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, thuộc nhóm quinolon thế hệ thứ 3. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn rộng cả với vi khuẩn Gr (-) và Gr ( ). Tác dụng không mong muốn thường thấy là buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, có thể có hạ đường huyết.

Bismuth dạng keo: Từ khi phát hiện bismuth có thêm khả năng diệt HP theo cơ chế gây đông vón trực tiếp protein của vi khuẩn này, người ta tái sử dụng bismuth để điều trị loét tiêu hoá dưới các dạng keo hữu cơ, các hợp chất bismuth này có kích thước phân tử lượng lớn, hấp thụ vào máu ít, an toàn khi sử dụng liều ngắn hạn, phân có màu sẫm hoặc đen là bình thường.

Các quan điểm hiện nay - Đồng thuận Maastricht III

Hiệu quả ngày càng giảm của việc tiệt trừ Helicobacter Pylori bằng phác đồ tiêu chuẩn điều trị bộ 3 là điều đã được công nhận. Ở nhiều nước, việc kháng thuốc, đặc biệt là đối với clarithromycin đã lên đến mức độ báo động khiến việc điều trị bằng phác đồ bộ ba tiêu chuẩn hiện nay không còn được xem là phù hợp nữa. Hai nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến vấn đề kháng thuốc là việc bệnh nhân đã từng tiếp xúc trước đó với kháng sinh và sự tuân thủ điều trị.

Do vậy, theo đồng thuận Maastricht III, một số phác đồ được đề nghị sử dụng hiện nay là:

Điều trị đầu tay (7–10 ngày): PPI liều tiêu chuẩn uống ngày 2 lần clarithromycin 500mg uống ngày 2 lần amoxicillin 1g uống ngày 2 lần.

Điều trị hàng 2 (10–14 ngày): PPI liều tiêu chuẩn uống ngày 2 lần metronidazole 500mg uống ngày 3 lần hoặc amoxicillin 1g uống ngày 2 lần tetracycline 500mg uống ngày 4 lần bismuth subcitrate 120mg uống ngày 4 lần.

Phác đồ cứu nguy: PPI liều tiêu chuẩn uống ngày 2 lần
rifabutin 300mg uống ngày 1 lần amoxicilline 1g uống ngày 2 lần
trong 7 ngày hoặc PPI liều tiêu chuẩn uống ngày 2 lần amoxicillin 1g uống ngày 2 lần levofloxacin 500mg uống ngày 1 lần trong 7 ngày hoặc PPI liều tiêu chuẩn uống ngày 2 lần amoxicilline 1g uống ngày 2 lần trong 5 ngày sau đó là PPI liều tiêu chuẩn uống ngày 2 lần clarithromycin 500mg uống ngày 2 lần tinidazole 500mg uống ngày 2 lần trong 5 ngày.
Tóm lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng việc sử dụng đơn độc kháng sinh sẽ thất bại trong điều trị HP, các khuyến cáo hiện nay cho thấy sử dụng kết hợp hai kháng sinh cùng với bismuth và thuốc ức chế bơm proton sẽ cho hiệu quả cao trong diệt trừ HP. Tuy nhiên, việc phối hợp thuốc cụ thể như thế nào, liều lượng ra sao và dùng trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà cần có ý kiến của bác sĩ.

Theo SK&ĐS
http://seven2005.co.cc
Điều trị vi khuẩn HP - Các quan điểm mới nhấtView previous topic View next topic Back to top
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
 :: 

Communication Box

 :: 

Dược học

 :: 

Thông tin thuốc

-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com