Gối hạc trị thấp khớp 4b21083d_21b3cfe7_10863_1224692471329_1649544936_539437_3021090_n_500x375
Gối hạc trị thấp khớp 4b21083d_21b3cfe7_10863_1224692471329_1649544936_539437_3021090_n_500x375
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomePortalSearchLatest imagesRegisterLog in
SINH NHẬT ĐÀO 26-8
Similar topics
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Khóa luận Dược sĩ đại học (khóa 2007-2012) Mon Jun 24, 2013 10:46 pm
[�] [Nội nhi] Bệnh thiếu vitamin A ở trẻ em Mon Jun 24, 2013 10:35 pm
[�] [Nội nhi] Dinh dưỡng trẻ em Sun Jun 23, 2013 11:45 pm
[�] Chống hắt hơi bằng gừng tươi Fri Sep 23, 2011 11:03 am
[�] Bổ sung selen Fri Sep 23, 2011 9:21 am
[�] Rút số đăng ký, đình chỉ lưu hành nhiều loại thuốc Fri Sep 23, 2011 9:19 am
[�] Tác dụng phụ thường gặp sau hóa trị Mon Sep 19, 2011 8:53 pm
[�] Lá giang - Vị thuốc lợi tiểu, tiêu thũng Mon Sep 19, 2011 8:43 pm
[�] Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biết Mon Sep 12, 2011 10:55 pm
[�] Phòng khám Trung Quốc: Giá thuốc trên trời Mon Sep 12, 2011 10:53 pm

Gối hạc trị thấp khớpView previous topic View next topic Go down
Author

G7
G7
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Age : 36
Tổng số bài gửi : 415
KHO THUỐC : 810310
Birthday : 1987-09-28
Join date : 2009-07-18
Đến từ : Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM


PostSubject: Gối hạc trị thấp khớp Gối hạc trị thấp khớp I_icon_minitimeTue Feb 01, 2011 11:19 pm
Cây gối hạc còn nhiều tên gọi như kim lê, bí đại, gối hạc, đơn gối hạc, củ rối, cây mũn, gối hạc đen, củ rối ấn, cây gây bụt phỉ tử, may chia (thổ), tên khoa học Leea rubra Blunne, thuộc họ gối hạc Leeaceae. Tại nước ta thường thấy sinh trưởng ở những chỗ râm mát, trên các khe đồi, hoặc gần suối trong rừng, chịu được ánh nắng, dễ trồng và trồng được bằng cành. Cây gối hạc xuất hiện rộng khắp trong những cánh rừng từ Tây Bắc đến Tây Nguyên, cây mọc dọc đường đi trong rừng khu vực núi đá Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh qua các tỉnh miền Trung đến tận Kiên Giang (đảo Phú Quốc), tiêu biểu nhất là vùng Thái Nguyên, Di Linh (Lâm Đồng), An Giang... Tại các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia, mọc hoang ở chỗ râm mát trên các đồi ven rừng, chân núi và cũng trồng bằng cách giâm cành.

Gối hạc trị thấp khớp 2515a

Là loại cây nhỏ, mọc thành bụi dày, thường cao khoảng 1-2m, có khi hơn. Thân có rãnh dọc và phình lên ở các mấu giống như gối con chim hạc nên mới có tên gọi là gối hạc. Rễ có vỏ ngoài màu hồng, lõi có màu hồng, trắng hay vàng. Lá kép lông chim 3 lần, các lá phía trên kép lông chim 2 lần, mọc so le; các lá chét khía răng cưa thô, to dài khoảng 5-11cm, rộng 25-60mm, gần như không cuống. Hoa nhỏ, màu hồng, mọc thành ngù ở ngọn cành. Quả có đường kính từ 6-7mm, chín có màu đen. Hạt có từ 4-6, dài 4mm. Mùa hoa quả vào tháng 5-0 hằng năm.
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, được thu hái rễ vào mùa hè thu. Ðào về, rửa sạch, thái lát, phơi hay sấy khô.

Đông y cho rằng rễ gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết. Do có tác dụng này như vị xích thược nên người ta gọi là nam xích thược, do đó thường được sử dụng chữa sưng tấy, đơn bắp chuối hay phong thấp sưng đầu gối và chữa đau bụng, rong kinh. Hạt thường được dùng trị giun đũa, giun kim và sán xơ mít. Liều thông thường 15-20g rễ, dùng riêng tán bột hay sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Phụ nữ khi sinh đẻ thường lấy rễ gối hạc sắc uống cho khoẻ người, ăn uống ngon miệng, đỡ đau mình mẩy.

Ngoài cây gối hạc, người ta còn sử dùng cây Leea sambuciana, cây này cũng giống cây trên, nhưng lá kép sẻ lông chim hai lần, cụm hoa lớn, hoa trắng vàng, nhỏ bé, quả đen, lá khô đen ở mặt trên cùng một công dụng với gối hạc. Thông tin cây gối hạc chính là sâm Ngọc Linh là thông tin sai vì giữa chúng không cùng họ; Một là họ nhân sâm Panax vietnamensis, họ cam tùng (Araliaceae), một là họ gối hạc (Leeaceae). Song hai loại này có dược tính và công dụng khác nhau: Sâm Ngọc Linh giải độc và bảo vệ gan, kích thích nội tiết sinh dục, điều hòa tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết...; còn gối hạc: chữa sưng tấy, sưng đầu gối, phong thấp, giun đũa, giun kim, sán xơ mít...

Dưới đây xin giới thiệu cách dùng vị thuốc gối hạc:
Chữa sưng tấy, đau bắp chuối hay phong thấp sưng đầu gối: Lấy rễ gối hạc 40-50g sắc uống mỗi ngày. Hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: rễ gối hạc 30g, cỏ xước hay ngưu tất, rễ gấc, tỳ giải, mỗi vị 15g, cũng sắc uống ngày 1 thang, chia 3.

Theo SK&ĐS
http://seven2005.co.cc
Gối hạc trị thấp khớpView previous topic View next topic Back to top
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
 :: 

Communication Box

 :: 

Dược học

 :: 

Thuốc từ dược liệu

-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com