Những thuốc lấy dinh dưỡng của cơ thể 4b21083d_21b3cfe7_10863_1224692471329_1649544936_539437_3021090_n_500x375
Những thuốc lấy dinh dưỡng của cơ thể 4b21083d_21b3cfe7_10863_1224692471329_1649544936_539437_3021090_n_500x375
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomePortalSearchLatest imagesRegisterLog in
SINH NHẬT ĐÀO 26-8
Similar topics
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Khóa luận Dược sĩ đại học (khóa 2007-2012) Mon Jun 24, 2013 10:46 pm
[�] [Nội nhi] Bệnh thiếu vitamin A ở trẻ em Mon Jun 24, 2013 10:35 pm
[�] [Nội nhi] Dinh dưỡng trẻ em Sun Jun 23, 2013 11:45 pm
[�] Chống hắt hơi bằng gừng tươi Fri Sep 23, 2011 11:03 am
[�] Bổ sung selen Fri Sep 23, 2011 9:21 am
[�] Rút số đăng ký, đình chỉ lưu hành nhiều loại thuốc Fri Sep 23, 2011 9:19 am
[�] Tác dụng phụ thường gặp sau hóa trị Mon Sep 19, 2011 8:53 pm
[�] Lá giang - Vị thuốc lợi tiểu, tiêu thũng Mon Sep 19, 2011 8:43 pm
[�] Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biết Mon Sep 12, 2011 10:55 pm
[�] Phòng khám Trung Quốc: Giá thuốc trên trời Mon Sep 12, 2011 10:53 pm

Những thuốc lấy dinh dưỡng của cơ thểView previous topic View next topic Go down
Author

G7
G7
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Age : 36
Tổng số bài gửi : 415
KHO THUỐC : 809310
Birthday : 1987-09-28
Join date : 2009-07-18
Đến từ : Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM


PostSubject: Những thuốc lấy dinh dưỡng của cơ thể Những thuốc lấy dinh dưỡng của cơ thể I_icon_minitimeTue Feb 01, 2011 11:21 pm
Có rất nhiều loại dược phẩm khi uống vào sẽ làm giảm sự hấp thu khoáng chất của cơ thể, hay đào thải các khoáng chất qua đường tiểu nhiều hơn bình thường; tổng số lượng các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể cũng bị thay đổi; làm cho người dùng không muốn ăn.

Những thuốc lấy dinh dưỡng của cơ thể 2520a

Tâm lý hễ bệnh là... thuốc

Nói một cách khác, thay vì đảm nhận trọng trách chữa bệnh, một số dược phẩm lại gây thêm bệnh. Hệ miễn dịch là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất của sự mất cân bằng dinh dưỡng, vì chúng cần vitamin và khoáng chất để bảo vệ cơ thể, chống lại bệnh tật.

Vấn đề là khi sử dụng một loại dược phẩm nào đó, tâm lý chung của mọi người thường chỉ nghĩ đến việc nó sẽ giúp giải quyết căn bệnh mà mình đang bị chứ ít khi cân nhắc xem có thể gây thiếu hụt hoặc làm mất cân bằng các chất dinh dưỡng có trong cơ thể hay không.

Bởi vậy, nhiều người chỉ mới nhức đầu, sổ mũi sơ sơ đã nghĩ ngay đến chuyện chạy ra nhà thuốc mà không biết rằng trong nhiều trường hợp không phải cứ uống thuốc thì mới hết bệnh. Tình trạng lờn thuốc cũng do vậy mà ngày càng gia tăng, gây ra rất nhiều hậu quả.

Nhận diện

Vậy những loại dược phẩm nào, chuyên tàn phá các khoáng chất và dinh dưỡng của cơ thể chúng ta? Xin được liệt kê ra đây để bạn đọc tham khảo:

- Thuốc kháng sinh: Đây là loại dược phẩm dùng để tiêu diệt vi khuẩn nhưng chúng không cần biết vi khuẩn đó là lợi hay hại. Nếu sử dụng kháng sinh thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã vô tình “xử trảm” những loại vi khuẩn có lợi hiện diện trong ruột vốn có thể tạo ra các phức vitamin nhóm B. Một vài loại kháng sinh sẽ trở thành “kỳ đà cản mũi” của việc cơ thể hấp thu calcium, sắt, kali, vitamin B12...

Nếu thiếu vitamin và khoáng chất thì cơ thể chúng ta không thể tổng hợp ra các tế bào mới, mô mới cũng như tạo ra năng lượng cần thiết. Vì vậy, khi một loại thuốc nào đó “ăn cắp” đi một số chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể thì chúng trở thành thủ phạm làm cho chất lượng cuộc sống của người bệnh ngày càng suy giảm, gây ra cái vòng luẩn quẩn: Chưa hết bệnh này đã mang bệnh khác. Hậu quả là người bệnh lại phải dùng thêm những thuốc khác để trị bệnh mới phát sinh.

- Thuốc chống co giật: Những loại thuốc này làm ngăn cản tiến trình sản xuất vitamin D trong cơ thể. Khi thiếu vitamin D thì cơ thể rơi vào tình trạng “giận cá chém thớt” bằng cách lấy calcium của xương. Hàm lượng của kẽm trong cơ thể cũng giảm xuống đáng kể khi sử dụng những dược phẩm này.

- Thuốc kháng trầm cảm: Loại thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ. Trong đó, điển hình nhất là gây mất cảm giác thèm ăn, đau bụng, tiêu chảy, khô miệng, buồn nôn, ói mửa. Những tác dụng phụ này sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng.

- Thuốc trị đau khớp: Những tác dụng phụ của nhóm dược phẩm này có thể gây ra thiếu hụt các chất dinh dưỡng, những xáo trộn vị giác, tiêu chảy, gặp các vấn đề về tiêu hóa, nôn mửa...

- Aspirin: Có thể gây mất một lượng máu nhỏ ở dạ dày. Nếu sử dụng aspirin quá lâu có thể gây thiếu máu dẫn đến thiếu sắt. Những loại vitamin và khoáng chất mà aspirin “chôm chỉa” bao gồm: vitamin C, calcium, folic acid, sắt, natri, kali, vitamin B5...

- Thuốc hạ cholesterol: Loại dược phẩm này làm mất coenzyme Q10, vitamin E, vitamin A, vitamin K là những vitamin có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ hệ tim mạch.

- Các thuốc corticosteroids: Dùng trong các bệnh viêm khớp, dị ứng, các bệnh của hệ miễn dịch... Đây là các loại dược phẩm làm giảm hàm lượng của kẽm trong cơ thể.

- Các thuốc lợi tiểu: Được dùng trong các bệnh về cao huyết áp và suy tim. Các thuốc lợi tiểu sẽ làm thất thoát các khoáng chất trong cơ thể thông qua đường nước tiểu.

- Thuốc nhuận trường: Những loại dược phẩm này ngăn chặn sự hấp thu vitamin A, D trong cơ thể. Do đó, nếu sử dụng quá mức thì rất dễ dẫn đến các vấn đề về tim mạch hoặc yếu cơ.

- Thuốc ngừa thai: Sẽ gây thiếu hụt các chất như folic acid, vitamin B1, B2, B3, B6, B12, vitamin C, magnesium, selenium, kẽm.

- Thuốc kháng acid dạ dày: Thuốc này sẽ trung hòa các acid có trong dạ dày và làm giảm hấp thu các chất calcium, phosphate, folic acid, potassium.

- Các thuốc trị tiểu đường: Sẽ gây thiếu hụt vitamin B12, coenzyme Q10, folic acid.

- Các thuốc trị tim mạch: Gây thiếu hụt kẽm, coenzyme Q10, potassium, calcium, magnesium, phosphorus, vitamin B1, vitamin B6, sodium, vitamin C, folic acid.

- Các thuốc trị bệnh gout: Gây thiếu vitamin B12, sodium, potassium, beta-carotene, calcium, phosphorus.
- Các thuốc trị ung loét: Gây thiếu vitamin B12, folic acid, vitamin D, calcium, iron, kẽm, protein.

Theo Dân Trí
http://seven2005.co.cc
Những thuốc lấy dinh dưỡng của cơ thểView previous topic View next topic Back to top
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
 :: 

Communication Box

 :: 

Dược học

 :: 

Thuốc và bệnh

-
Forum create on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com