Lựa chọn kháng sinh cho bệnh tiết niệu ở nam giới 4b21083d_21b3cfe7_10863_1224692471329_1649544936_539437_3021090_n_500x375
Lựa chọn kháng sinh cho bệnh tiết niệu ở nam giới 4b21083d_21b3cfe7_10863_1224692471329_1649544936_539437_3021090_n_500x375
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomePortalSearchLatest imagesRegisterLog in
SINH NHẬT ĐÀO 26-8
Similar topics
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Khóa luận Dược sĩ đại học (khóa 2007-2012) Mon Jun 24, 2013 10:46 pm
[�] [Nội nhi] Bệnh thiếu vitamin A ở trẻ em Mon Jun 24, 2013 10:35 pm
[�] [Nội nhi] Dinh dưỡng trẻ em Sun Jun 23, 2013 11:45 pm
[�] Chống hắt hơi bằng gừng tươi Fri Sep 23, 2011 11:03 am
[�] Bổ sung selen Fri Sep 23, 2011 9:21 am
[�] Rút số đăng ký, đình chỉ lưu hành nhiều loại thuốc Fri Sep 23, 2011 9:19 am
[�] Tác dụng phụ thường gặp sau hóa trị Mon Sep 19, 2011 8:53 pm
[�] Lá giang - Vị thuốc lợi tiểu, tiêu thũng Mon Sep 19, 2011 8:43 pm
[�] Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biết Mon Sep 12, 2011 10:55 pm
[�] Phòng khám Trung Quốc: Giá thuốc trên trời Mon Sep 12, 2011 10:53 pm

Lựa chọn kháng sinh cho bệnh tiết niệu ở nam giớiView previous topic View next topic Go down
Author

G7
G7
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Age : 36
Tổng số bài gửi : 415
KHO THUỐC : 810310
Birthday : 1987-09-28
Join date : 2009-07-18
Đến từ : Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM


PostSubject: Lựa chọn kháng sinh cho bệnh tiết niệu ở nam giới Lựa chọn kháng sinh cho bệnh tiết niệu ở nam giới I_icon_minitimeSun May 15, 2011 9:14 pm
Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu. Việc điều trị và lựa chọn thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến những lưu ý khi điều trị viêm đường tiết niệu ở nam giới.

Lựa chọn kháng sinh cho bệnh tiết niệu ở nam giới 3270a

Tùy theo vị trí nhiễm khuẩn, mức độ nặng hay nhẹ, tính chất cấp tính hay mạn tính và chủng vi khuẩn gây bệnh mà có những biện pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc chung là lựa chọn kháng sinh thích hợp, tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ (tức là sau khi cấy nước tiểu hoặc máu thấy vi khuẩn gây bệnh thì đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với một số thuốc kháng sinh, từ đó lựa chọn kháng sinh nhạy cảm nhất, dễ hấp thu, ít tác dụng phụ nhất, sẵn có và cân nhắc cả về vấn đề kinh tế); điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ khác.

Trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu thấp (niệu đạo, bàng quang) thường dùng kháng sinh đường uống kết hợp với thuốc sát khuẩn tại chỗ. Các kháng sinh thường dùng có tác dụng tốt trong nhiễm khuẩn tiết niệu thấp hiện nay như nhóm quinolon: peflacin, ciprofloxacin. Lưu ý không sử dụng quinolon cho trẻ em dưới 16 tuổi vì thuốc ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ do gây tổn thương sụn khớp.

Các nhóm kháng sinh khác như cephalosporin (cefuroxim), beta lactam (ampicillin) cũng có tác dụng tốt. Một kháng sinh thông thường, rẻ tiền, khá thông dụng hiện nay là co-trimoxazon (biseptol) cũng có tác dụng trong một số trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ, tuy nhiên tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh này hiện nay khá cao.

Thời gian sử dụng kháng sinh tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, căn cứ từng trường hợp cụ thể mà có thể dùng liều duy nhất hay dùng kéo dài 3- 10 ngày hay kéo dài hơn. Hiện nay hay dùng kháng sinh kết hợp với một số hoá chất như nitrofurantoin, mictasol bleu... là những thuốc đào thải gần như nguyên vẹn qua đường tiểu nên có tác dụng sát khuẩn tại chỗ.

Trường hợp viêm thận - bể thận cấp hay đợt cấp của viêm thận - bể thận mạn cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch liều cao và nên phối hợp ít nhất hai kháng sinh. Thời gian dùng kháng sinh cũng dài hơn trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu thấp, ít nhất cũng dùng trong 14 ngày. Lựa chọn thuốc tốt nhất theo kháng sinh đồ, tuy nhiên do kháng sinh đồ cho kết quả muộn hoặc cấy không mọc vi khuẩn nên cần cho kháng sinh sớm theo kinh nghiệm, dựa vào vi khuẩn hay gặp, tuổi mắc bệnh, các bệnh lý kèm theo...

Các thuốc có thể dùng như quinolon kết hợp augmentin; hoặc cephalosporin (ceftriaxon) kết hợp hoặc thuốc nhóm quinolon uống hay truyền tĩnh mạch - hoặc kết hợp thuốc aminosid (amikacin) tiêm bắp hoặc pha truyền tĩnh mạch một lần trong ngày.

Nhiễm khuẩn tiết niệu là một bệnh thường gặp ở nam giới, nếu phát hiện sớm, điều trị tích cực có thể khỏi hẳn không để lại di chứng. Trường hợp ngược lại có thể dẫn đến suy thận mạn tính là bệnh có tiên lượng xấu.

Theo SK&ĐS
http://seven2005.co.cc
Lựa chọn kháng sinh cho bệnh tiết niệu ở nam giớiView previous topic View next topic Back to top
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
 :: 

Communication Box

 :: 

Dược học

 :: 

Dược lý học

-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com